0 | ctk_hanam@gso.gov.vn
Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 10 năm 2024
  •   12/11/2024 09:16

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 10 năm 2024

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 9 năm 2024
  •   03/10/2024 08:50

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 9 năm 2024

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 8 năm 2024
  •   04/09/2024 14:19

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 8 năm 2024

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 7 năm 2024
  •   29/07/2024 09:06

Tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 7 năm 2024

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG HAI VÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
  •   14/03/2024 05:46

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sảna) Nông nghiệp– Sản xuất nông nghiệp trong tháng Hai tập trung vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu vụ đông xuân trên cả nước. Tính đến trung tuần tháng Hai, cả nước gieo cấy được 2.557,4 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 94,8% cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 680,9 nghìn ha, bằng 82,6%; các địa phương phía Nam đạt 1.876,5 nghìn ha, bằng 100,2%, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.481,7 nghìn ha, bằng 100,5%.– Cây hàng năm: Diện tích một số cây trồng giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao và gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.– Chăn nuôi: Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt; chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm. Tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 02/2024 tăng 4,8% so với cùng thời điểm năm 2023; tổng số bò giảm 0,1%; tổng số trâu giảm 2,6%; tổng số gia cầm tăng 2,1%.Tính đến ngày 23/02/2024, cả nước không còn dịch tai xanh; dịch lở mồm long móng còn ở Quảng Ngãi; dịch cúm gia cầm còn ở Ninh Bình, Khánh Hòa, Long An; dịch viêm da nổi cục còn ở Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và dịch tả lợn châu Phi còn ở 15 địa phương chưa qua 21 ngày.b) Lâm nghiệpDiện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 02/2024 ước đạt 9,8 nghìn ha, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2023; diện tích rừng bị thiệt hại là 54,2 ha, tăng 3,4%, trong đó: Diện tích rừng bị cháy là 0,4 ha, giảm 87,5%; diện tích rừng bị chặt, phá là 53,8 ha, tăng 9,8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới cả nước ước đạt 17,6 nghìn ha, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại là 88,6 ha, giảm 9,2%, trong đó diện tích rừng bị cháy là 0,7 ha, giảm 87,9%; diện tích rừng bị chặt, phá là 87,9 ha, giảm 4,1%.c) Thủy sảnSản lượng thủy sản tháng 02/2024 ước đạt 621 nghìn tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 1.211,1 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 896,1 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm đạt 119,4 nghìn tấn, tăng 4%; thủy sản khác đạt 195,6 nghìn tấn, tăng 1,6%.2. Sản xuất công nghiệp– Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%, đóng góp 5,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%, đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.– Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước.– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/02/2024 tăng 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,5% so với cùng thời điểm năm trước.3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[1]– Tháng Hai năm nay, cả nước có gần 8,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 36,5% so với tháng trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước; có hơn 5,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 61,3% và tăng 36%; có 5.146 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 88,3% và tăng 35,3%; có 2.153 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 72,4% và giảm 18,3%; có 1.506 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 30,4% và tăng 29%.– Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, cả nước có 41,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có hơn 20,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 63 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 1 tháng có gần 31,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.4. Đầu tư– Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Hai ước đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 8% và tăng 21,8%).– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/02/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước.– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 2 tháng năm 2024 có 17 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 24,8 triệu USD, giảm 77,3% so với cùng kỳ năm trước; có 02 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 220 nghìn USD, giảm 96,1%. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 25 triệu USD, giảm 78,3% so với cùng kỳ năm trước.5. Thu, chi ngân sách Nhà nướcTổng thu ngân sách Nhà nước tháng 02/2024 ước đạt 132,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2024 đạt 399,4 nghìn tỷ đồng, bằng 23,5% dự toán năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 02/2024 ước đạt 117,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 260,7 nghìn tỷ đồng, bằng 12,3% dự toán năm và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịcha) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngTổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 02/2024 ước đạt 509,7 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.031,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 14,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,0% (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,9%).b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa[2]Trong tháng 02/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[3] ước đạt 48,54 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước[4]. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước[5], trong đó xuất khẩu tăng 19,2%; nhập khẩu tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD.– Xuất khẩu hàng hóa+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 02/2024 ước đạt 24,82 tỷ USD, giảm 28,1% so với tháng trước và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 16,14 tỷ USD, tăng 33,3%, chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 72,8%.+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 52,45 tỷ USD, chiếm 88,4%.– Nhập khẩu hàng hóa+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2024 ước đạt 23,72 tỷ USD, giảm 23,2% so với tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 19,67 tỷ USD, tăng 27,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,95 tỷ USD, tăng 13,3%.+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 51,47 tỷ USD, chiếm 94,2%.– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 17,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,9 tỷ USD.– Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm 2024 ước tính xuất siêu 4,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,53 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 8,25 tỷ USD.c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2024 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.– Chỉ số giá vàng tháng 02/2024 tăng 2,01% so với tháng trước; tăng 4,61% so với tháng 12/2023; tăng 16,67% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 16,05%.– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2024 tăng 0,4% so với tháng trước; tăng 0,92% so với tháng 12/2023; tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 2 tháng đầu năm 2024 tăng 3,79%.d) Vận tải hành khách và hàng hóaVận tải hành khách tháng 02/2024 ước đạt 421,5 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,7% và luân chuyển 23,7 tỷ lượt khách.km, tăng 10,2% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 809,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 45,2 tỷ lượt khách.km, tăng 11,8%.Vận tải hàng hóa tháng 02/2024 ước đạt 205,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 2,2% và luân chuyển 41,1 tỷ tấn.km, giảm 12% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 415,8 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 87,9 tỷ tấn.km, tăng 14%.đ) Khách quốc tế đến Việt NamNhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 02/2024 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.7. Một số tình hình xã hội– Trong không khí tưng bừng vui xuân đón tết Giáp Thìn năm 2024, tình hình đời sống dân cư trong tháng Hai năm nay có nhiều khởi sắc hơn tháng Một. Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả trong dịp Tết Giáp Thìn. Theo Báo cáo ngày 14/02/2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, toàn quốc đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho 13,9 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí gần 7,8 nghìn tỷ đồng. Chủ tịch nước tặng quà cho gần 1,5 triệu đối tượng với tổng kinh phí 449,4 tỷ đồng theo Quyết định số 1583/QĐ-CTN ngày 26/12/2023. Chính quyền địa phương các cấp tặng quà Tết khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng.– Trong tháng Hai (từ 15/01-14/02/2024), trên địa bàn cả nước xảy ra 2.421 vụ tai nạn giao thông. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 4.855 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 3.272 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 1.583 vụ va chạm giao thông, làm 1.980 người chết, 2.176 người bị thương và 1.803 người bị thương nhẹ. Bình quân một ngày trong 2 tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 78 vụ tai nạn giao thông, gồm 52 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 26 vụ va chạm giao thông, làm 32 người chết, 35 người bị thương và 29 người bị thương nhẹ.– Thiên tai trong tháng làm 12 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hư hỏng; hơn 1 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 1.024 con gia súc, gia cầm bị chết; tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng ước tính 16,9 tỷ đồng. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, thiên tai làm 09 người mất tích và 01 người bị thương; 84 ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; 1,2 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; 2,1 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 79,1 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm 2023.– Trong tháng 02/2024, theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được các Cục Thống kê tổng hợp, các cơ quan chức năng đã phát hiện 2.367 vụ vi phạm môi trường. Tính chung 2 tháng đầu năm nay đã phát hiện 5.810 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 5.046 vụ với tổng số tiền phạt là 54,7 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.– Trong tháng, cả nước xảy ra 449 vụ cháy, nổ, làm 11 người chết và 12 người bị thương, thiệt hại ước tính 27,4 tỷ đồng, tăng 40,4% so với tháng trước và gấp 2,9 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 825 vụ cháy, nổ, làm 16 người chết và 13 người bị thương, thiệt hại ước tính 46,9 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước./.[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 24/02/2024.[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu). Khi tính cán cân thương mại của nền kinh tế thì kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính theo giá F.O.B.[3] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 02/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 28/02/2024. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 02/2024 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 25/02/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp.[4] Do Tết Nguyên Đán năm nay nằm trọn trong tháng Hai nên số ngày làm việc của tháng Hai năm nay ít hơn tháng Hai năm trước 05 ngày.[5] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2023 đạt 96,1 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 49,8 tỷ USD, giảm 9,9%; nhập khẩu đạt 46,3 tỷ USD, giảm 16,7%.THÔNG TIN THỐNG KÊ:Dữ liệu và Số liệu thống kêGẮN THẺ:Báo cáo tình hình kinh tế - xã hộiCHỦ ĐỀ:Công nghiệpĐầu tư và Xây dựngDoanh nghiệpNgân hàng, bảo hiểm và thu chi ngân sáchNông, Lâm nghiệp và Thủy sảnThống kê giáThương mại - Dịch vụY tế, mức sống dân cư, văn hóa, thể thao, trật tự an toàn xã hội và môi trường

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2024
  •   14/03/2024 05:45

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sảna) Nông nghiệp– Sản xuất nông nghiệp trong tháng 01/2024 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa đông xuân, gieo trồng cây hoa màu trên cả nước. Tính đến ngày 15/01/2024, cả nước gieo cấy được 1.821,4 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 96,9% cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 63,4 nghìn ha, bằng 66,6% cùng kỳ năm trước; các địa phương phía Nam đạt 1.757,9 nghìn ha, bằng 98,5%, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.427,7 nghìn ha, bằng 99,5%.– Cây hàng năm: Diện tích ngô, lạc giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao nên người dân có xu hướng chuyển dịch sang trồng khoai lang, đậu tương và rau các loại để phục vụ tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.– Chăn nuôi: Tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 01/2024 tăng 4,1% so với cùng thời điểm năm 2023; tổng số bò tăng 0,4%; tổng số trâu giảm 1,2%; tổng số gia cầm tăng 3,6%.Tính đến ngày 23/01/2024, cả nước không còn dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng còn ở Hòa Bình, Cao Bằng; dịch cúm gia cầm còn ở Bắc Ninh, Tiền Giang; dịch viêm da nổi cục còn ở Tiền Giang; dịch tả lợn châu Phi còn ở 16 địa phương chưa qua 21 ngày. Đáng chú ý là hiện nay đang xuất hiện dịch dại trên động vật tại 5 địa phương chưa qua 21 ngày.b) Lâm nghiệpDiện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 01/2024 ước đạt 7,8 nghìn ha, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2023; diện tích rừng bị thiệt hại là 31,5 ha, giảm 0,8%, trong đó: Diện tích rừng bị cháy là 2,5 ha, tăng 2%, diện tích rừng bị chặt, phá là 29 ha, giảm 1%.c) Thủy sảnSản lượng thủy sản tháng 01/2024 ước đạt 590,1 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 313,3 nghìn tấn, tăng 1,9%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 276,8 nghìn tấn, tăng 4,6%.2. Sản xuất công nghiệp– Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 01/2024 ước tính giảm 4,4% so với tháng trước và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 15,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; sản xuất và phân phối điện tăng 21,6%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 7,3%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm.– Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước.– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/01/2024 tăng 0,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm trước.3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[1]– Tháng Một năm 2024, cả nước có 13,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước có gần 13,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, gấp 2,2 lần so với tháng 12/2023 và giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2023, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tháng 01/2024 lên hơn 27,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.Cũng trong tháng 01/2024, có 43,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước; có 7.798 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 14%; có 2.165 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 6,2%. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 53,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.4. Đầu tư– Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 01/2024 ước đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, bằng 4,4% kế hoạch năm và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 3,8% và tăng 5,6%).– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/01/2024 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 01/2024 ước đạt 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 01/2024 có 11 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 16,2 triệu USD, gấp 9,3 lần so với cùng kỳ năm trước.5. Thu, chi ngân sách Nhà nướcTổng thu ngân sách Nhà nước tháng 01/2024 ước đạt gần 231 nghìn tỷ đồng, bằng 13,6% dự toán năm và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 01/2024 ước đạt 128,9 nghìn tỷ đồng, bằng 6,1% dự toán năm và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịcha) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngTổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Một năm 2024 ước đạt 524,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 13,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,1%).b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa[2]Số ngày làm việc của tháng 01/2024 nhiều hơn tháng 01/2023 (là tháng có Tết Nguyên đán diễn ra trọn trong tháng), nên kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024 so với cùng kỳ năm trước đều tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024[3] ước đạt 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 42%; nhập khẩu tăng 33,3%[4]. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2024 ước tính xuất siêu 2,92 tỷ USD.– Xuất khẩu hàng hóa+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 01/2024 ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 01/2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 29,48 tỷ USD, chiếm 87,8%.– Nhập khẩu hàng hóa+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024 ước đạt 30,65 tỷ USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước.+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tháng 01/2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 28,84 tỷ USD, chiếm 94,1%.– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 9,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 10,9 tỷ USD.– Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2024 ước tính xuất siêu 2,92 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,12 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 5,04 tỷ USD.c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng Một tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 01/2024 tăng 2,72%.– Chỉ số giá vàng tháng 01/2024 tăng 2,55% so với tháng 12/2023 và tăng 15,43% so với cùng kỳ năm trước.– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2024 tăng 0,52% so với tháng 12/2023 và tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước.d) Vận tải hành khách và hàng hóaVận tải hành khách tháng Một ước đạt 392,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển đạt 22,7 tỷ lượt khách.km, tăng 3,6% và tăng 7,4%.Vận tải hàng hóa tháng Một ước đạt 205 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển đạt 43 tỷ tấn.km, giảm 0,2% và tăng 13,8%.đ) Khách quốc tế đến Việt NamChính sách xúc tiến, quảng bá du lịch được thực hiện rộng khắp cùng với Việt Nam luôn là điểm đến an toàn nên khách quốc tế đến nước ta tháng Một đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 10,3% so với tháng trước và tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước.7. Một số tình hình xã hội– Theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng Một năm 2024 tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 92,4%.– Trong tháng Một (15/12/2023-14/01/2024), trên địa bàn cả nước xảy ra 2.434 vụ tai nạn giao thông. Bình quân một ngày trong tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 79 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 52 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 27 vụ va chạm giao thông, làm 31 người chết, 35 người bị thương và 31 người bị thương nhẹ.– Thiên tai xảy ra trong tháng chủ yếu là mưa lớn; sạt lở làm 9 người mất tích và 1 người bị thương; 969,4 ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 72 ngôi nhà bị ngập hư hại, thiệt hại ước tính 62,2 tỷ đồng, gấp 3,9 lần cùng kỳ năm 2023.– Trong tháng 01/2024 (tính từ ngày 17/12/2023 đến ngày 16/01/2024), theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được các Cục Thống kê tổng hợp, các cơ quan chức năng đã phát hiện 3.443 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 2.952 vụ với tổng số tiền phạt 26,1 tỷ đồng, tăng 49,5% so với tháng 12/2023 và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước.– Trong tháng 01/2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 376 vụ cháy, nổ, làm 5 người chết và 1 người bị thương, thiệt hại ước tính 19,5 tỷ đồng, gấp 4,6 lần tháng trước và gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước./.[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 23/01/2024.[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu). Khi tính cán cân thương mại của nền kinh tế thì kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính theo giá F.O.B.[3] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 01/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 29/01/2024. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 01/2024 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 25/01/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp.[4] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01 năm 2023 đạt 46,6 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 23,6 tỷ USD, giảm 25,8%; nhập khẩu đạt 23 tỷ USD, giảm 24,1%.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2023
  •   14/03/2024 05:44

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nướcTổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022[1] và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%. Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2,64%.GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023[2]. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực, trong đó kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, ứng dụng mô hình công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,74% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,71%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023[3], đóng góp 1,0 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023[4], đóng góp 0,93 điểm phần trăm. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,79%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 3,17%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 7,06%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm.Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn mức tăng 2,01% và 1,75% của các năm 2020-2021[5]. Một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,82% so với năm trước, đóng góp 0,86 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 9,18%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,24%, đóng góp 0,37 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,24%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm.Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32%.Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD[6]. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động[7] của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sảna) Nông nghiệpSản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tăng trưởng tích cực, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Diện tích lúa cả năm ước đạt 7,12 triệu ha, tăng 10,1 nghìn ha so với năm trước, năng suất lúa ước đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn. Sản lượng lương thực có hạt năm 2023 đạt 47,9 triệu tấn, tăng 790 nghìn tấn so với năm 2022, trong đó sản lượng ngô đạt 4,4 triệu tấn, giảm 4,7 nghìn tấn.– Lúa đông xuân: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân năm 2023 ước đạt 2.952,5 nghìn ha, giảm 39,8 nghìn ha so với năm trước nhưng do năng suất đạt 68,4 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha nên sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, tăng 213,3 nghìn tấn.– Lúa hè thu: Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm 2023 đạt 1.912,8 nghìn ha, giảm 2,8 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2022; năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng đạt 11 triệu tấn, tăng 181,5 nghìn tấn.– Lúa thu đông: Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm nay ước đạt 708,8 nghìn ha, tăng 60,4 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56,6 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 4 triệu tấn, tăng 392 nghìn tấn.– Lúa mùa: Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.545,3 nghìn ha, giảm 7,7 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,23 triệu tấn, tương đương vụ mùa năm trước.– Cây hằng năm: Diện tích gieo trồng một số cây hoa màu như ngô, khoai lang, lạc, đậu tương giảm so với năm trước do hiệu quả kinh tế không cao, nông dân thu hẹp sản xuất để tập trung vào trồng rau hoặc chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc cây làm thức ăn chăn nuôi, thực hiện kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.– Cây lâu năm: Năm 2023, diện tích trồng cây lâu năm đạt 3.760,3 nghìn ha, tăng 1,1% so với năm 2022, trong đó nhóm cây công nghiệp đạt 2.161,4 nghìn ha, giảm 0,9%; nhóm cây ăn quả đạt 1.267,3 nghìn ha, tăng 4,1%.– Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.b) Lâm nghiệpTrong quý IV/2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 103,5 nghìn ha, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại là 130.5 ha, giảm 41%. Tính chung năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 298,2 nghìn ha, giảm 2,7% so với năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại là 1.722,3 ha, tăng 53,5%.c) Thủy sảnSản lượng thủy sản quý IV/2023 ước đạt 2.516,3 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 9.312,3 nghìn tấn, tăng 2,2% so với năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.455,8 nghìn tấn, tăng 4,2%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3.856,5 nghìn tấn, giảm 0,5%.3. Sản xuất công nghiệp– Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 ước tăng 3,02% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, đóng góp 0,93 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,79%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%, làm giảm 0,10 điểm phần trăm.– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,8% so với năm 2022 (năm trước tăng 7,1%).– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2023 giảm 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 13,9%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2023 là 87,5% (năm 2022 là 78,1%).– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2023 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước.4. Hoạt động của doanh nghiệpa) Tình hình đăng ký doanh nghiệp[8] – Trong tháng Mười Hai, cả nước có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,1% so với tháng trước và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 6.393 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,6% và tăng 4,7%; 3.802 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 15,7% và tăng 0,7%; 8.687 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 31,7% và tăng 48,6%; 1.866 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 29,3% và tăng 6%.– Tính chung trong năm 2023, cả nước có 217,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,5% so với năm trước; bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 172,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 20,5%; bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệpKết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2023 cho thấy: Có 31,7% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý III/2023 và dự kiến quý I/2024, có 31,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2023.c) Khoa học công nghệ– Về đổi mới sáng tạo: Trong năm 2023, cả nước hiện có khoảng 20 trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo địa phương và các trung tâm thuộc các cơ quan, đoàn thể Trung ương; hơn 1.400 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp. Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số GII của Việt Nam năm 2023 xếp hạng thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế trên toàn thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2022.– Về chuyển đổi số: Trong năm 2023, cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử đã có trên 45 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh. Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đã kết nối, đồng bộ dữ liệu với 100% các bộ, ngành, địa phương.– Về dịch vụ công trực tuyến: Trên cổng dịch vụ công quốc gia, tính đến ngày 22/12/2023, số thủ tục hành chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến là 4.549 thủ tục; 2.604 dịch vụ công cho công dân, 2.414 dịch vụ công cho doanh nghiệp; số hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý lên cổng Dịch vụ công quốc gia là 273,9 triệu hồ sơ; số hồ sơ trực tuyến thực hiện qua cổng Dịch vụ công quốc gia là 33 triệu hồ sơ.5. Hoạt động dịch vụTổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Hai năm 2023 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.662,7 nghìn tỷ đồng và tăng 7,2% so với quý trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%).Vận tải hành khách quý IV/2023 ước đạt 1.272,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 64,8 tỷ lượt khách.km, tăng 17,9%. Tính chung năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 4.679,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 12,3% so với năm trước và luân chuyển đạt 246,8 tỷ lượt khách.km, tăng 24,2% do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại. Vận tải hàng hóa quý IV/2023 ước đạt 656,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 131,8 tỷ tấn.km, tăng 7,9%. Tính chung năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 2.344,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 15,4% so với năm trước và luân chuyển 489,7 tỷ tấn.km, tăng 10,8%.­­­­Doanh thu hoạt động viễn thông quý IV/2023 ước đạt 84,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 1,1%). Tính chung năm 2023, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 338,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 0,2%).Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Mười Hai đạt gần 1,4 triệu lượt người, tăng 11,2% so với tháng trước và tăng 93,9% so với cùng kỳ năm trước; số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 352,1 nghìn lượt người, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế của năm 2023 nhưng chỉ bằng 70% năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19; số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 5 triệu lượt người, gấp 2 lần năm trước.6. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán– Tính đến thời điểm 21/12/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 10,03% so với cuối năm 2022; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 10,85%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,09%.– Tổng doanh thu phí bảo hiểm quý IV/2023 ước tính giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước; tính chung năm 2023, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm ước đạt 227,1 nghìn tỷ đồng, giảm 8,33% so với năm trước.– Tính đến ngày 15/12/2023, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 17.624 tỷ đồng/phiên, giảm 12,6% so với bình quân năm 2022; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 6.114 tỷ đồng/phiên, giảm 20,4%; khối lượng giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 bình quân đạt 237.702 hợp đồng/phiên, giảm 13% so với bình quân năm 2022; sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 32,23 triệu chứng quyền/phiên, giảm 0,6% và giá trị giao dịch đạt 28,67 tỷ đồng/phiên, tăng 35,2%.7. Đầu tư phát triểnVốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý IV/2023 theo giá hiện hành ước đạt 1.164,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2023, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm trước.Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2023 có 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 282,7 triệu USD, giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước; có 25 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 138,2 triệu USD, gấp 1,3 lần. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 420,9 triệu USD, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm trước.8. Thu, chi ngân sách Nhà nướcTổng thu ngân sách Nhà nước tháng 12/2023 ước đạt 159,6 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2023 ước đạt 1.717,8 nghìn tỷ đồng, bằng 106% dự toán năm và giảm 5,4% so với năm trước.Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 12/2023 ước đạt gần 229 nghìn tỷ đồng; lũy kế năm 2023 ước đạt 1.731,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán năm và tăng 10,9% so với năm trước.9. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ[9]a) Xuất nhập khẩu hàng hóa[10]– Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý III năm 2023. Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước.+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%.– Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý III năm 2023. Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước.+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%.– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD.– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Hai ước tính xuất siêu 2,28 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD).b) Xuất, nhập khẩu dịch vụTrong quý IV/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 6,5% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,4% so với quý trước.Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 19,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022, trong đó dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%), giảm 1,8%.Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước đạt 29,06 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 10,38 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,6 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch), giảm 0,4%; dịch vụ du lịch đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%), tăng 17,3%.Nhập siêu dịch vụ năm 2023 là 9,47 tỷ USD.10. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Mười Hai tăng 3,58%. CPI bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.– Chỉ số giá vàng tháng 12/2023 tăng 3,98% so với tháng trước; tăng 13,13% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2023 tăng 4,16%.– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2023 giảm 0,56% so với tháng trước; tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2023 tăng 1,86%.11. Một số tình hình xã hộia) Dân số, lao động và việc làmDân số trung bình năm 2023 của cả nước ước tính 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người, tương đương tăng 0,84% so với năm 2022. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước và cùng kỳ năm trước.Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước IV/2023 ước tính là 52,5 triệu người, tăng 113,5 nghìn người so với quý trước và tăng 401,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước.Lao động có việc làm quý IV/2023 ước tính là 51,5 triệu người, tăng 130,4 nghìn người so với quý trước và tăng 414,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, lao động có việc làm là 51,3 triệu người, tăng 683 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm trước.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV/2023 là 2,26%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,73%; khu vực nông thôn là 2,00%.Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý IV/2023 là 1,98%, giảm 0,08 điểm phần trăm so với quý trước và không đổi so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 2,01%, giảm 0,20 điểm phần trăm so với năm trước.Thu nhập bình quân của lao động quý IV/2023 là 7,3 triệu đồng/tháng, tăng 180 nghìn đồng so với quý III/2023 và tăng 444 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm trước.b) Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hộiĐời sống của hộ dân cư được cải thiện. Công tác an sinh xã hội được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 19/12/2023, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 12,3 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến ngày 22/12/2023 Chính phủ cấp xuất tổng số 21,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 1,4 triệu nhân khẩu. Trong đó: Hỗ trợ 16,9 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 1,1 triệu nhân khẩu trong dịp Tết Quý Mão; 4,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 309,8 nghìn nhân khẩu thiếu đói kỳ giáp hạt.c) Hoạt động văn hóa, thể thaoNăm 2023, các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước đã tạo được hiệu ứng, lan tỏa, kết nối tình đoàn kết, giữa nhân dân cả nước và truyền bá hình ảnh về những phẩm chất tốt đẹp của hệ giá trị văn hóa, gia đình về con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng trong năm qua tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thể thao thành tích cao đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.d) Tai nạn giao thôngTrong năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 14.059 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.904 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.155 vụ va chạm giao thông. Bình quân 1 ngày trong năm 2023, trên địa bàn cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 20 người chết, 16 người bị thương và 13 người bị thương nhẹ.đ) Thiệt hại do thiên taiTrong năm 2023, thiên tai làm 158 người chết và mất tích; 130 người bị thương; 108,1 nghìn ha lúa và 43,4 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 98,3 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 30,4 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong năm 2023 ước tính gần 5.101,5 tỷ đồng, giảm 64,3% so với năm trước.Khái quát lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,05%, mặc dù không đạt mục tiêu 6,5% đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ nhưng là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng ổn định, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và gia tăng xuất khẩu. Đầu tư công được đẩy mạnh về số vốn thực hiện, tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân ở mức cao, an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, hiệu quả./.[1] Tốc độ tăng GDP quý IV các năm 2011-2023 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 7,05%; 5,99%; 6,38%; 7,29%; 7,38%; 7,49%; 8,18%; 7,78%; 7,52%; 4,7%; 5,22%; 5,96%; 6,72%.[2] Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2023 lần lượt là: 6,41%; 5,5%; 5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%; 7,47%; 7,36%; 2,87%; 2,55%; 8,12%; 5,05%.[3] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp các năm 2011-2023 so với năm trước lần lượt là: 9,13%; 7,92%; 4,99%; 6,1%; 8,87%; 7,36%; 8,19%; 8,99%; 8,14%; 3,77%; 4,06%; 7,79%; 3,02%.[4] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo các năm 2011-2023 so với năm trước lần lượt là: 12,59%; 8,38%; 6,5%; 6,5%; 9,19%; 11,14%; 12,13%; 11,48%; 9,59%; 4,99%; 5,37%; 8,19%; 3,62%.[5] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ các năm 2011-2023 so với năm trước lần lượt là: 7,65%; 7,03%; 6,82%; 7,31%; 7,05%; 7,46%; 7,12%; 7,46%; 8,08%; 2,01%; 1,75%; 10,11%; 6,82%.[6] Tỷ giá trung tâm bình quân năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 1 USD = 23.784,2 VNĐ.[7] Năng suất lao động năm 2022 theo giá hiện hành đạt 188,7 triệu đồng/lao động, tăng 4,8% so với năm trước.[8] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 25/12/2023.[9] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu). Khi tính cán cân thương mại của nền kinh tế thì kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính theo giá F.O.B.[10] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 26/12/2023. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 12/2023 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 25/12/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG NĂM 2023
  •   14/03/2024 05:43

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sảna) Nông nghiệp– Lúa mùa: Tính đến trung tuần tháng Mười Một, cả nước thu hoạch được 1.385,8 nghìn ha lúa mùa, chiếm 89,7% diện tích gieo cấy và bằng 103,5% cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 53,3 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so với vụ mùa năm trước; sản lượng ước đạt 8,23 triệu tấn, tương đương vụ mùa năm trước.– Lúa thu đông: Tính đến 15/11/2023, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được 317,3 nghìn ha lúa thu đông, chiếm 44,8% diện tích gieo cấy và bằng 107,7% cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 56,6 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha so với vụ thu đông năm trước; sản lượng ước đạt 4 triệu tấn, tăng 392 nghìn tấn.– Lúa đông xuân: Tính đến ngày 15/11/2023, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 244,8 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 83,5% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.– Cây hàng năm: Vụ đông năm nay tập trung vào cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt, tập trung vào sản xuất các loại cây có thị trường đầu ra ổn định như rau, đậu, đỗ.– Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò trong tháng không biến động lớn; chăn nuôi lợn gặp khó khăn do giá thị lợn hơi thấp trong khi chi phí đầu vào cao, dịch tả lợn châu Phi quay trở lại ở một số địa phương. Tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 11/2023 tăng 4% so với cùng thời điểm năm 2022; tổng số bò tăng 0,6%; tổng số trâu giảm 1%; tổng số gia cầm tăng 3%.Tính đến ngày 22/11/2023, cả nước có 01 ổ dịch lợn tai xanh tại tỉnh Quảng Bình; dịch lở mồm long móng còn ở Lạng Sơn; dịch cúm gia cầm còn ở Quảng Nam; dịch viêm da nổi cục còn ở Cao Bằng, Đắk Lắk và dịch tả lợn châu Phi còn ở 27 địa phương chưa qua 21 ngày.b) Lâm nghiệpDiện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 11/2023 ước đạt 33,3 nghìn ha, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 261,9 nghìn ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 92 triệu cây, tăng 4,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 18,2 triệu m3, tăng 2,9%; diện tích rừng bị thiệt hại là 1.690,7 ha, tăng 61,4%, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 1.021,1 ha, tăng 1,1%; diện tích rừng bị cháy là 669,6 ha, gấp 17,7 lần.c) Thủy sảnSản lượng thủy sản tháng Mười Một ước đạt 836,3 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 550,6 nghìn tấn, tăng 5,2%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 285,7 nghìn tấn, giảm 0,4%. Tính chung 11 tháng năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 8.473,5 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 6.024,8 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 1.231,6 nghìn tấn, tăng 5,2%; thủy sản khác đạt 1.217,1 nghìn tấn, tăng 1,8%.2. Sản xuất công nghiệp– Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng Mười Một ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, IIP ước tăng 1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,4%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 1,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,7%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,2%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,8%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm.– Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương trên cả nước.– Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2023 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,2% so với cùng thời điểm năm trước.3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[1]– Trong tháng Mười Một, cả nước có 14.267 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,6% so với tháng trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; có 6.562 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,6% và tăng 4,7%; 4.510 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 18% và tăng 12,6%; 6.598 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 34,7% và tăng 29,5%; 1.443 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,9% và tăng 1,5%.– Tính chung 11 tháng năm 2023, cả nước có 201,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 158,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.4. Đầu tư– Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Mười Một ước đạt 70,3 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 549,1 nghìn tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 74,9% và tăng 20,9%).– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2023 ước đạt 20,25 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2023 có 117 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 257,3 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước; có 24 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 137,7 triệu USD, gấp 1,8 lần. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 395 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trước.5. Thu, chi ngân sách Nhà nướcTổng thu ngân sách Nhà nước tháng 11/2023 ước đạt 126,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 11 tháng năm 2023 ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán năm và giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước.Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 11/2023 ước đạt 158,2 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2023 đạt 1.502,9 nghìn tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịcha) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngTổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một ước đạt 552,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.667 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,2%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,0% (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,6%).b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa[2]Trong tháng Mười Một, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[3] ước đạt 60,88 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.– Xuất khẩu hàng hóaKim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 31,08 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,50 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước.+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2023, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 284,87 tỷ USD, chiếm 88,3%.– Nhập khẩu hàng hóa+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 29,8 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 296,67 tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 278,18 tỷ USD, chiếm 93,8%.– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD.– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Một ước tính xuất siêu 1,28 tỷ USD. Tính chung 11 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,3 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,99 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 45,82 tỷ USD.c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Mười Một tăng 3,46% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,27%.– Chỉ số giá vàng tháng 11/2023 tăng 2,77% so với tháng trước; tăng 8,8% so với tháng 12/2022; tăng 9,29% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 3,38%.– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2023 tăng 0,05% so với tháng trước; tăng 1,61% so với tháng 12/2022; giảm 1,03% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 1,94%.d) Vận tải hành khách và hàng hóaVận tải hành khách tháng 11/2023 ước đạt 403,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 2,4% so với tháng trước và luân chuyển đạt 20,4 tỷ lượt khách.km, tăng 2,3%. Tính chung 11 tháng năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 4.203,5 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 222,5 tỷ lượt khách.km, tăng 23,9%.Vận tải hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 189,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 3% so với tháng trước và luân chuyển đạt 43,1 tỷ tấn.km, tăng 3,9%. Tính chung 11 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 2.062,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 442,4 tỷ tấn.km, tăng 10,5%.đ) Khách quốc tế đến Việt NamKhách quốc tế đến Việt Nam tháng 11/2023 đạt hơn 1,2 triệu lượt người, tăng 10,9% so với tháng trước và gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 11,2 triệu lượt người, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước và bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.7. Một số tình hình xã hội– Theo kết quả khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng Mười Một khá ổn định. Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,2% (tăng nhẹ 0,5 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng 10 năm 2023); tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm và không biết là 5,8%. Trong 11 tháng năm nay, Chính phủ cấp xuất tổng số gần 21,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 1.437,8 nghìn nhân khẩu, trong đó: Hỗ trợ người dân dịp Tết 2023 là 16.919,9 tấn cho 1.128 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ người dân kỳ giáp hạt năm 2023 là 4.647,5 tấn cho hơn 309,8 nghìn nhân khẩu.– Phong trào thể dục, thể thao được tổ chức rộng khắp, đa dạng, phong phú với nhiều sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng.– Trong tháng (từ 15/10-14/11/2023), trên địa bàn cả nước xảy ra 1.950 vụ tai nạn giao thông. Tính chung 11 tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.779 vụ tai nạn giao thông; bình quân 1 ngày, trên địa bàn cả nước xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, gồm 25 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10 vụ va chạm giao thông, làm 19 người chết, 14 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ.– Thiệt hại do thiên tai trong tháng Mười Một chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất. Tính chung 11 tháng năm nay, thiên tai làm 156 người chết và mất tích, 141 người bị thương; gần 30,3 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; 94,8 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; gần 107,9 nghìn ha lúa và 43,7 nghìn hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 4.408,4 tỷ đồng, giảm 68,7% so với cùng kỳ năm 2022.– Trong tháng 11/2023 (tính từ ngày 17/10 đến ngày 16/11/2023), các cơ quan chức năng đã phát hiện 1.117 vụ vi phạm môi trường. Tính chung 11 tháng năm nay đã phát hiện 16.014 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 14.279 vụ với tổng số tiền phạt là 264,8 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.– Trong tháng, cả nước xảy ra 146 vụ cháy, nổ, làm 6 người chết và 7 người bị thương, thiệt hại ước tính 28,5 tỷ đồng, tăng 48,2% so với tháng trước và gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 1.785 vụ cháy, nổ, làm 145 người chết và 126 người bị thương, thiệt hại ước tính 258,3 tỷ đồng, giảm 55,6% so với cùng kỳ năm trước./.[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 24/11/2023.[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu). Khi tính cán cân thương mại của nền kinh tế thì kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính theo giá F.O.B.[3] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 11/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 28/11/2023. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 11/2023 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 27/11/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp.